Theo tiết lộ trên mạng xã hội Reddit của một nhân viên thuộc kênh bán hàng qua truyền hình Best Buy, Galaxy Note 8 sẽ được mở bán ở Mỹ vào ngày 24/8 tới, tức là chỉ một ngày sau khi Samsung dự kiến chính thức giới thiệu smartphone này với thế giới tại sự kiện Unpacked của hãng ở New York (Mỹ). Người này nói, thông tin đã được "các kênh thạo tin trong Verizon và Samsung xác nhận".
Một quản trị viên Reddit cũng chứng thực, nguồn tin trên là một nhân viên Best Buy. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn thận trọng coi đây là tin đồn. Họ cho biết, hiện vẫn rất khó chắc chắn về việc mẫu Galaxy Note thế hệ mới sẽ lên kệ chỉ trong vòng 10 ngày tới.
Cách đây không lâu, một tờ báo của Hàn Quốc từng đưa tin, Galaxy Note 8 sẽ mở bán vào ngày 15/9, tức là gần 3 tuần sau thời điểm chính thức trình làng. Tất nhiên, điều này vẫn có thể đúng với riêng thị trường Hàn Quốc và dư luận vẫn phải chờ để xác thực thông tin.
Thông thường, Samsung mất ít nhất vài tuần để chuẩn bị phát hành mẫu điện thoại flagship mới sau lễ ra mắt máy. Song, đại gia công nghệ Hàn Quốc được tin có thể sẵn sàng thay đổi điều này vì Galaxy Note 8, ít nhất với thị trường Mỹ.
Dù vẫn còn những ý kiến trái chiều về sự tồn tại và vị trí đặt cảm biến vân tay Touch ID ở Galaxy Note 8, nhưng các đồn đoán nhìn chung đều thống nhất rằng, thiết bị kế nhiệm Galaxy Note 7 sẽ sở hữu màn hình 6,3 inch Super AMOLED, với tỉ lệ hiển thị 18,5:9 giống Galaxy S8.
Tùy thuộc vào từng thị trường, Samsung sẽ trang bị vi xử lý Snapdragon 835 hoặc Exynos 8895 kèm RAM 6 GB cho smartphone này. Ngoài ra, máy sẽ có camera kép ở mặt sau, bút S Pen đặc trưng của dòng Galaxy Note và pin 3.300 mAh.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
" alt=""/>Samsung Galaxy Note 8 sẽ mở bán sớm hơn dự kiến?Nếu bạn sở hữu một chiếc Samsung Galaxy Note 7, thậm chí là cả những sản phẩm được cho là an toàn, hãy tắt nguồn thiết bị này đi. Đó chính là lời cảnh báo được đưa ra ngày thứ 2 vừa rồi từ chính Samsung và cả Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC).
“Người tiêu dùng sở hữu những chiếc Galaxy Note 7 cũ hoặc hàng đã đổi pin cần tắt nguồn và tận dụng những biện pháp hỗ trợ sẵn có, bao gồm hoàn tiền tại điểm đã mua sản phẩm”, đại diện công ty cho biết. Ngoài ra, công ty cũng đề nghị các nhà mạng và đối tác bán lẻ không bán và cũng không đổi trả bất cứ chiếc Note 7 nào cho người tiêu dùng.
CPSC đưa ra cảnh báo: “Trong khi chúng tôi tiếp tục những cuộc điều tra tích cực về các báo cáo liên quan đến sự cố điện thoại nóng và bốc cháy tại nhiều bang, người tiêu dùng nên tắt nguồn và ngừng sử dụng Galaxy Note 7. Đây là cách an toàn nhất”, Chủ tịch CPSC ông Elliot Kaye phát biểu.
Chúng ta không biết vì sao những chiếc Note 7 được thay pin lại có thể phát nổ hoặc có bao nhiêu sản phẩm có thể bị ảnh hưởng nhưng cả Samsung và các cơ quan chính phủ Mỹ đều thúc giục người tiêu dùng đừng cố gắng sử dụng sản phẩm này nữa. Hiện tại, đã có tới 5 vụ Note 7 thay pin bị nổ và hầu hết đều xảy ra vào cuối tuần.
" alt=""/>Samsung: Đừng dùng, đừng bán Galaxy Note 7Tại buổi tọa đàm "Luật CNTT và định hướng phát triển trong thời gian tới" do Bộ TT&TT tổ chức hôm 15/8/2017, nhiều doanh nghiệp đã đề cập đến sự bất bình đẳng, bảo hộ ngược trong chính sách quản lý giữa các doanh nghiệp nội dung số trong nước với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Cụ thể, đại diện VCCorp, VTC Intecom, Nhaccuatui cho rằng, chính sách cấp phép đối với sản phẩm dịch vụ nội dung, nhất là dịch vụ game, chính sách thuế, cơ chế kiểm duyệt nội dung đang tạo ra một sự bất bình đẳng, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các ý kiến đề nghị Bộ cần nghiên cứu chuyển từ cấp phép sang hậu kiểm đối với dịch vụ game online, cũng như có cơ chế cấp phép và kiểm duyệt nội dung, thu thuế đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Đại diện VCCorp cho rằng, chính sách quản lý hiện nay đang bảo hộ ngược cho doanh nghiệp nước ngoài là sự thật. Doanh nghiệp trong nước đề nghị, nếu tiền thuế nhà nước không thu được của doanh nghiệp nước ngoài thì cũng đừng thu của doanh nghiệp Việt Nam. Về giấy phép, doanh nghiệp trong nước không đề nghị gỡ bỏ hoàn toàn cấp phép, nhưng cái gì gỡ được thì gỡ, cái gì siết được doanh nghiệp nước ngoài thì cần siết chặt, còn nếu không siết được thì cũng đừng siết doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp trong nước mặc dù chưa làm được những sản phẩm vĩ đại như nước ngoài nhưng cũng có nhiều sản phẩm công nghệ rất tốt, có hàng chục triệu người sử dụng.
Liên quan đến kiến nghị của các doanh nghiệp nội dung số, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT cho rằng: “Đối với ý kiến của các doanh nghiệp nội dung số trong nước về việc chính sách đang bảo hộ ngược cho các doanh nghiệp nước ngoài, rồi doanh nghiệp trong nước bị ngược đãi so với với doanh nghiệp nước ngoài tôi nghe không được thuận tai lắm. Chính xác ra các anh phải nói là doanh nghiệp trong nước không được ưu đãi bằng doanh nghiệp nước ngoài”.
" alt=""/>Tổng giám đốc FPT: 'Game vẫn phải được cấp phép và quản lý nội dung'